^
^
Lạc Giáo Của Phanxicô | Lạc Giáo Trong Vaticanô II | Lạc Giáo Của Biển Đức XVI | Lạc Giáo Của Gioan Phaolô II | Từ Điển Thuật Ngữ Nguyên Tắc | Sự Thật Về Kẻ Mạo Danh Sơ Lucia | Kế Hoạch Hoá Gia Đình Tự Nhiên (NFP) Là Tội Lỗi | Lòng Thương Xót Chúa Của Sơ Faustina Là Giả | Cửa Hàng Online Và Thông Tin Liên Lạc |
Các Bước Hoán Cải | Nơi Lãnh Nhận Các Bí Tích | Thánh Mân Côi | Không Có Ơn Cứu Độ Bên Ngoài Giáo Hội | Trả Lời Kháng Bác Về Thuyết Trống Toà | Tân Thánh Lễ Vô Hiệu | Nghi Thức Truyền Chức Linh Mục Mới | E-Exchanges |
Kháng bác 11: Cho dù Phanxicô có là Giáo Hoàng hay không thì đã sao? Vấn đề không liên quan gì đến tôi.
(Ghi chú: quyển sách được viết khi Biển Đức XVI đang là nguỵ giáo hoàng phái Vaticanô II, những gì được nói về Biển Đức XVI cũng ứng với Phanxicô.)
Trả lời: Nếu Biển Đức XVI có phải là giáo hoàng hay không quan trọng, thì tính phi Công Giáo của giáo phái Vaticanô II không quan trọng, Thánh lễ Mới không quan trọng, v.v. Ta không thể tách điều này khỏi điều kia. Ta không thể tách đức giáo hoàng và Giáo Hội. Hơn nữa, vẫn giữ rằng Biển Đức XVI là người đứng đầu Giáo Hội Công Giáo là nói rằng quyền lực tử thần đã thắng thế chống lại Giáo Hội.
Ngoan cố công nhận Biển Đức XVI như Giáo Hoàng là phạm tội chống lại Đức tin; vì như thế là khẳng định rằng một người có Đức tin chân thật mà, trên thực tế, là một kẻ lạc giáo công khai và bội đạo chống lại đức tin ấy. Hơn nữa, bằng việc công nhận Biển Đức XVI và các nguỵ giáo hoàng khác phái Vaticanô II như giáo hoàng thực sự là tạo điều tiếng cho người không Công Giáo; vì ta không thể nhất quán trình bày Đức tin cho một người không Công Giáo. Về điểm này, bây giờ chúng ta phải xem Nan đề Tai hại để chứng minh vấn đề này quan trọng như thế nào.
Nan đề Tai hại: Tại sao người Công Giáo thậm chí không thể trình bày Đức tin cho một người Tin lành nếu họ chấp nhận các nguỵ giáo hoàng Vaticanô II là giáo hoàng thực sự
Giả sử rằng ngày mai bạn gặp một người Tin Lành có đầy đủ thông tin, và quan tâm đến việc trở thành một người Công Giáo. Trong khi anh ta tuyên bố mình có hứng thú với việc trở thành người “Công Giáo,” anh ta có vấn đề lớn với giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo về ơn công chính hoá: anh bác bỏ các khoảng luật và sắc lệnh của Công đồng Trentô thế kỷ 16. Khi anh ta giải thích góc nhìn, bạn tự nói với bản thân: “Làm thế nào người này định hoán cải sang Công Giáo khi anh ta không tin vào giáo huấn Công đồng Trentô về ơn công chính hoá?”
Vậy là bạn, một người Công Giáo bác ái, thông tri rằng nếu muốn trở thành người Công Giáo, anh ta phải chấp nhận và tin vào giáo huấn của Công đồng Trentô về ơn công chính hoá và bác bỏ quan điểm của Luther công chính hoá chỉ bằng đức tin (sola fide), vì Giáo Hội Công Giáo (không kể đến thánh kinh – Giacôbê 2:24) lên án ý tưởng công chính chỉ bằng đức tin.
Nhưng người Tin Lành đáp lại bằng cách nói:
#1) Người Tin Lành đầu tiên trích dẫn Tuyên bố chung với Giáo hội Luther về Giáo lý Ơn Công chính hoá, được Vatican phê duyệt ngày 31 tháng 10, 1999. Ông trích dẫn hai mục từ Tuyên bố chung với Giáo hội Luther về Giáo lý về Ơn Công chính hoá, mà ông tình cờ có trong cặp táp của mình.
Sau khi trích dẫn điều này, người Tin Lành giải thích chính xác rằng điều này loại trừ bất kỳ sự lên án nào đối với quan điểm biện minh của Giáo hội Luther (chỉ bằng đức tin, v.v.). Anh ta sau đó trích dẫn # 13.
Sau khi trích dẫn điều này, người Tin Lành giải thích cách chuẩn xác rằng điều này cũng có nghĩa là sự kết án của Công đồng Trentô (thế kỷ 16) về góc nhìn công chính hoá của Giáo hội Luther không còn được áp dụng.
#2) Để chứng minh thêm điểm này, người Tin Lành tiến hành trích dẫn thêm hai đoạn nữa từ cùng một Tuyên bố Chung với Giáo hội Luther.
Người Tin Lành chỉ ra một thực tế hiển nhiên rằng điều này có nghĩa là không có lời dạy nào của Giáo hội Luther có trong Tuyên bố Chung bị Công đồng Trentô lên án. Sau đó, ông chứng minh rằng công chính hoá chỉ bằng đức tin là một trong những giáo huấn của các Giáo hội Luther trong Tuyên bố Chung.
Anh ta kết luận, với logic hoàn hảo, rằng theo thỏa thuận của chính Vatican với Giáo hội Luther về ơn công chính hoá chỉ bằng đức tin chắc chắn không bị Công đồng Trentô lên án. Vì vậy, anh ta nói với bạn:
#3) Cuối cùng, người Tin Lành thông minh này biết bạn sẽ cố gắng nói rằng Gioan Phaolô II và Biển Đức XVI đã không ký Tuyên bố chung với Giáo hội Luther về Giáo lý Ơn Công chính hoá. Vì vậy, ông chỉ ra rằng Tuyên bố chung đã được ký kết dưới sự ủng hộ của Gioan Phaolô II và liên tục được Biển Đức XVI chấp thuận.
Người Tin Lành kết thúc bài thuyết trình của mình bằng cách nói:
Bạn biết rằng là một người Công Giáo, bạn có nghĩa vụ nghiêm ngặt phải nói với anh ấy rằng niềm tin vào công chính hoá chỉ bằng đức tin không tương thích với đức tin Công Giáo. Vậy bạn nói gì để đáp lại?
Nếu bạn cho rằng Biển Đức XVI và Gioan Phaolô II là /đã là giáo hoàng hợp lệ, bạn đáp trả lại phản ứng sau đây, đó là điều duy nhất mà bạn có thể nghĩ đến:
Và Người Tin lành thông minh, nhanh chóng phát hiện ra những sai sót trong phản ứng phi logic và kém cỏi này, trả lời:
Nếu bạn cho rằng Biển Đức XVI là một giáo hoàng hợp lệ, thì bạn sẽ không có gì để nói để đáp lại người Tin lành này. Cuộc tranh luận đã kết thúc, và bạn đã thua. Một mặt bạn không thể nói rằng việc chấp nhận công chính hoá chỉ bằng đức tin và Tuyên bố chung với Giáo hội Luther về Giáo lý về ơn Công chính hóa là không tương thích với việc người Tin lành này gia nhập Giáo Hội Công Giáo (mà bạn phải nói như là một người Công Giáo, vì điều này được định tín bất khả ngộ tại Công đồng Trentô), trong khi bạn đồng thời vâng phục Biển Đức XVI với tư cách là người đứng đầu Giáo Hội Công Giáo, người đã chứng minh sự chấp thuận Tuyên bố Chung với Giáo hội Luther về Giáo lý Ơn công chính hoá công khai. Người Tin Lành đã dồn bạn vào góc tường và bạn buộc phải thừa nhận rằng anh ta thực sự có thể trở thành Người Công Giáo và giữ những gì được dạy trong Tuyên bố Chung. Điều này chứng tỏ rằng những ai chấp nhận Biển Đức XVI làm Giáo Hoàng thậm chí không thể nhất quán trình bày Đức tin Công Giáo cho một người Tin Lành. HỌ PHẢI THỪA NHẬN RẰNG TA CÓ THỂ LÀ MỘT NGƯỜI “CÔNG GIÁO” VÀ GIỮ CÔNG CHÍNH HOÁ CHỈ BẰNG ĐỨC TIN KHÔNG PHẢI LÀ MỘT LẠC GIÁO BỊ NGUYỀN RỦA, VÀ CÁC KHOẢNG LUẬT CỦA CÔNG ĐỒNG TRENTÔ KHÔNG ÁP DỤNG CHO GÓC NHÌN CỦA GIÁO HỘI LUTHER VỀ ƠN CÔNG CHÍNH HOÁ.
Khi nào ta còn thừa nhận Biển Đức XVI là giáo hoàng Công Giáo, người đó đang bảo vệ một Giáo Hội đã bác bỏ Công đồng Trentô, một “Giáo Hội” mà, theo định nghĩa, là một Giáo Hội phi Công Giáo – một Giáo Hội của kẻ lạc giáo.
Cùng một phán xét và thẩm quyền mà bạn xác định rằng người Tin Lành không giáo phái này là một kẻ lạc giáo và bên ngoài Giáo Hội Công Giáo – một phán quyết bạn đưa ra khi gặp anh ta và tìm hiểu những gì anh ta tin và cách anh ta từ chối Công đồng Trentô – là cùng một phán quyết chính xác mà bạn hoàn toàn buộc phải đưa ra về Biển Đức XVI. Bạn nên hiểu cách trực tiếp và soi sáng rằng bạn không mắc tội phán xét Tòa Thánh hoặc giáo hoàng khi bạn phán xét chính xác rằng Biển Đức XVI là một người không Công Giáo; thay vào đó, bạn đang xác định một người không Công Giáo như bản chất của ông ta, giống như bạn xác định chính xác người Tin lành không giáo phái mà bạn đã gặp là một người không Công Giáo, cũng như bất kỳ người Calvin, Giám lý hay Thánh công hội nào.
Trở về Trả lời các Kháng bác về Thuyết Trống Toà.
Chú thích:
[1] Decrees of the Ecumenical Councils, Quyển 2, tr. 675.
[2] L'Osservatore Romano, Special Insert, Joint Declaration of the Doctrine of Justification, ngày 24 tháng 11 năm 1999, #5.
[3] L'Osservatore Romano, Special Insert, Joint Declaration of the Doctrine of Justification, ngày 24 tháng 11 năm 1999, #13.
[4] L'Osservatore Romano, Special Insert, Joint Declaration of the Doctrine of Justification, ngày 24 tháng 11 năm 1999, #41.
[5] L'Osservatore Romano, Special Insert, Joint Declaration of the Doctrine of Justification, ngày 24 tháng 11 năm 1999, #26.
[6] L’Osservatore Romano, 28/1/2004, tr. 4.
[7] L’Osservatore Romano, Dec. 21/28, tr. 5.
[8] Denzinger 423.
Bài Viết Liên Quan